Các thiết bị di động ngày nay được cải tiến tính năng từng ngày nhưng chỉ có duy nhất pin của các thiết bị di động là không có được những cải tiến xứng đáng, đa số các thiết bị di động bây giờ vẫn sử dụng pin Li-on , tuy loại pin này đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, sau đây là 5 sai lầm cơ bản mà người sử dụng hay mắc phải bắt nguồn từ chính những hạn chế của loại pin này.
- Smartphone nào có pin tốt nhất hiện nay?
- Hai ứng dụng pin tiết kiệm nhất cho Android.
- Tăng thời gian dùng pin máy ảnh hiệu quả
Sạc pin qua đêm
Đây là lỗi mà rất nhiều người dùng mắc phải từ thời smartphone còn chưa phổ biến. Đây là lỗi phổ biến do logic sử dụng: mọi người ban ngày đi làm,đi học, đi chơi và sử dụng điện thoại nhiều nhất vào khoảng thời gian này, đến đêm khi trở về nhà thì máy đã cạn pin, bạn cắm sạc. Thời gian sạc khoảng 90 phút, trong khi chờ đợi, chúng ta rất dễ ngủ quên và cứ để điện thoại sạc đến sáng.
Tác hại: sạc pin qua đêm rất dễ hủy hoại pin điện thoại của bạn, tình trạng này lặp lại thường xuyên sẽ dẫn đến phồng pin, trai pin, ảnh hưởng đến nguồn của máy, thậm chí một vài trường hợp còn ghi nhận điện thoại phát nổ vì cắm sạc quá lâu. (ví dụ điển hình nhất của trường hợp này là các thiết bị Blackberry Bold touch 99xx, rất nhiều người sử dụng đã không may mắn sau 1 đêm, thiết bị này chỉ còn “nháy đèn đỏ”, xa hơn nữa là chiếc Motorola RAZR V3, chỉ cần lần thứ 2 bạn sạc qua đêm, lắp lưng sẽ không còn khít nữa do pin phồng.)
Vừa sạc pin, vừa sử dụng thiết bị với cường độ lớn.
Vì không thể chờ đợi hoặc do nhu cầu phát sinh mà rất nhiều người sử dụng đã sử dụng điện thoại ngay trong lúc đang sạc. Sẽ không vấn đề nếu bạn chỉ dùng để nhắn một vài tin nhắn hay gọi vài cuộc điện thoại. Nhưng sẽ là không ổn nếu trong lúc sạc bạn “cày” game, lướt web,…(những tác vụ nặng) vì trong lúc đó, pin của bạn sẽ phải thực hiện “sạc-xả” liên tục, hầu hết các điện thoại ngày nay sử dụng pin li-on, loại pin này không thể thực hiện tốt cùng lúc vừa sạc vừa xả (các bạn có thể tìm hiểu về cấu tạo pin để hiểu lí do tại sao).
Tác hại: Nguy hiểm nhất chính là nhiệt độ của pin tăng lên đột ngột vì hợp chất Lithium-Ion sẽ “nóng” lên rất nhanh nếu không để ổn định hai quá trình sạc-xả, rất hại pin, hại máy: hay gặp nhất chính là lỗi báo pin ảo, vì pin phải sạc-xả liên tục lên dung lượng pin sẽ không được IC nguồn ghi nhận chính xác từ đó dẫn đến lỗi này; pin phồng cũng là lỗi dễ phát sinh nếu sử dụng điện thoại theo cách này vì nhiệt độ tăng cao; hay một vài khiếu nại lên Apple rằng Iphone của hộ bốc cháy khi đang chơi game trong lúc sạc. Và hại nhất chính là các vi mạch trong máy của bạn sẽ rất dễ bị ảnh hưởng do nhiệt độ cao, dẫn đến những hiện tượng như loạn cảm ứng, sụp nguồn,…
Để pin điện thoại kiệt.
“Thơm ngon đến giọt cuối cùng”, pin điện thoại của smartphone bây giờ có dung lượng cao nhưng thời gian sử dụng lại luôn làm đau đầu các nhà sản xuất, đó chính là li do tại sao các loại điện thoại phổ thông vẫn được những người sở hữu smartphone sử dụng kèm. Để pin điện thoại kiệt, Lithium-Ion trong pin sẽ bị “teo” (mất hiện tượng phân cực), để cho pin hoạt động lại thì phải phân cực lại cho pin bằng cách “kích” pin: dùng dòng điện cao hơn để sạc điện thoại.
Tác hại: khi pin điện thoại quá kiệt, bạn sẽ khó lòng mà bật lên được nếu không cắm sạc lâu gấp đôi bình thường, dùng sạc đa năng hoặc nặng nhất là kích pin. Những phương pháp “gây sock” về lâu dài sẽ làm pin của bạn giảm tuổi thọ nhanh chóng, lượng Lithium-Ion chỉ để đáp ứng một cường độ điện nhất định,bạn dùng nguồn sạc cao quá sẽ làm một phần Lithium-Ion bị trung tính làm dung lượng của pin giảm, nếu bị trung tính quá nhiều, cường độ dòng điện sẽ không còn đáp ứng được yêu cầu của nguồn, viên pin đó của bạn sẽ thành đồ phế thải. (ví dụ trong trường hợp này là Kindle Fire, Play Book nếu bạn để kiệt pin thì sẽ rất phiền toái, vì 2 dòng này pin liền và sử dụng rất nhiều nguồn khi khởi động)
Sạc pin chưa đầy
Khi pin còn chưa báo là sạc full thì bạn đã rút sạc ra và sử dụng vì vô vàn lí do.
Thói quen này có một tác hại : làm tăng số lần bạn sạc pin. Nếu bạn tìm hiểu một chút về pin, mỗi viên pin Li-on có tuổi thọ sử dụng khoảng 2 năm tương đương với khoảng hơn 2000 lần sạc. Nếu bạn sạc nhiều, tuổi thọ pin cũng sẽ giảm và thời lượng sử dụng pin cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sử dụng pin dung lượng cao
Sử dụng pin dung lượng cao (pin ngoài) là một giải pháp mà rất nhiều người lựa chọn để hạn chế nhược điểm “pin kém” cho thiết bị của mình. Nhưng hãy tự đặt câu hỏi nhé, mỗi viên pin chất lượng cao có giá trung bình khoảng 300.000d (14$), coi như lợi nhuân ở đây là 50%, nhà sản xuất sẽ mất chi phí tối đa là 150.000d để có loại pin đó, chỉ thêm 150.000d (7$) để khắc phục điểm yếu thì có nhà sản xuất nào không quyết định sử dụng chứ?
Về căn bản trước mắt chúng ta chưa thấy tác hại nhưng về lâu dài thì chưa có bất kì một kiểm chứng nào đánh giá đầy đủ, tin cậy về pin dung lượng cao, còn trên các diễn đàn công nghệ hàng ngày vẫn xuất hiện các phản ánh liên quan đến ảnh hưởng của pin dung lượng cao tới nguồn và tuổi thọ của loại pin này. Theo ý kiến của Techz, bạn nên sử dụng pin của nhà sản xuất đúng cách hơn là đầu tư cho loại pin này.
Phần mềm tối ưu pin
Cũng cùng logic với vấn đề trên, nếu phần mềm này thực sự hiệu quả thì chẳng có lí do nào để Apple hay Android ngần ngại mà đưa nó vào hệ điều hành của mình. Thậm chí những phần mềm này còn chạy ngầm dẫn đến tốn pin hơn hoặc báo chuông giả để bạn kiểm tra với mục đích quảng cáo. Đa số các phần mềm này đều chỉ dùng cấu hình các thông số như độ sáng màn hình, âm lượng,... bạn cũng có thể tự thiết lập các thông số đó thay vì thụ động vào những phần mềm được quảng cáo là giúp tối ưu pin này.
Kết:
"Của bền tại người" , mỗi chúng ta nên có ý thức giữ gìn tài sản và tìm hiểu thêm về các loại pin cũng như cách sử dụng hợp lí để thiết bị của chúng ta luôn hoạt động tốt.
Đọc thêm: lời khuyên để sạc pin không bị 'chai'
Source : techz[dot]vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét